Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

ISO 14001:2015 là gì và lợi ích của hệ thống quản lý môi trường

 Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 là gì. Lịch sử phát triển của tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường và lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn.

1. ISO 14001:2015 là gì

1.1 Khái niệm về hệ thống quản lý môi trường

Thuật ngữ: Một phần trong hệ thống quản lý được sử dụng để quản lý các khía cạnh môi trường. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tuân thủ và giải quyết các rủi ro và cơ hội.

Giải thích: Trong một hệ thống quản lý tổng thể của doanh nghiệp. ISO 14001 là:

  • Một phần của hệ thống để kiểm soát các tác động của tổ chức tới môi trường xung quanh. Ví dụ: Hoạt động đột dập của máy móc gây ra tiếng ồn, xả nước thải trong sản xuất ra môi trường…
  • Giúp tổ chức nhận biết và đáp ứng các nghĩa vụ tuân thủ. Ví dụ: Hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, quan trắc môi trường lao động định kỳ.
  • Chính từ việc thực hiện đầy đủ 2 vấn đề nêu trên. Mà tổ chức sẽ giảm thiểu được bất lợi không mong muốn và tiếp cận được các kết quả có lợi. Ví dụ: tiết kiệm chi phí xử lý môi trường do vi phạm quy định liên quan.

Bài viết liên quan: Khía cạnh môi trường là gì, nghĩa vụ tuân thủ.

1.2 Bộ tiêu chuẩn về ISO 14000

  • ISO 14001:2015 – Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.
  • ISO 14004:2016- Hệ thống quản lý môi trường – Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống chung và kỹ thuật hỗ trợ.
  • ISO 14006: 2011 – Hệ thống quản lý môi trường – Hướng dẫn kết hợp thiết kế sinh thái
  • ISO 14031:2013 – Quản lý môi trường – Đánh giá kết quả thực hiện về môi trường – Hướng dẫn.
  • ISO 14044:2006- Quản lý môi trường- Đánh giá vòng đời sản phẩm – Yêu cầu và hướng dẫn.
  • ISO 14063: 2006 – Quản lý môi trường – Trao đi thông tin môi trường – Hướng dẫn và ví dụ.

2. Lịch sử phát triển của tiêu chuẩn ISO 14001:2015

ISO 14001:2015 lịch sự phát triển

  • Tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường được viện tiêu chuẩn Anh (BSI) ban hành BS 7750.
  • Ủy ban ISO/TC 207 ban hành phiên bản đầu tiên tiêu chuẩn ISO 14001:1996.
  • Ủy ban ISO/TC 207 ban hành phiên bản thứ hai ISO 14001:2004 (TCVN ISO 14001:2010).
  • Ủy ban ISO/TC 207 sửa đổi lần 3 ngày 15 tháng 09 năm 2015 phiên bản ISO 14001:2015.

3. ISO 14001 mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp

3.1 Hệ thống quản lý môi trường giúp tổ chức giảm các tác động xấu tới Môi trường

Thông qua hoạt động xác định các khía cạnh môi trường. Tổ chức đã nhận biết được những tác động đến môi trường từ đó đưa ra biện pháp để kiểm soát các tác động này.

Ví dụ: Tại nhà máy nghiền bột đá. Công ty A xác định được các tác động Môi trường và đưa ra biện pháp:

  • Bụi từ nhà máy trong quá trình sản xuất: Thiết kế thêm hệ thống phun sương, họng hút bụi trong suốt quá trình sản xuất.
  • Tiếng ồn: Lắp thêm đệm chống rung bằng cao su tại một số máy móc.

3.2 Áp dụng ISO 14001 giúp doanh nghiệp giảm được các chi phí xử lý Môi trường

Chắc hẳn các câu chuyện của:

  • Nhà máy Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải và bị truy thu 127 tỷ đồng.
  • Fomusa xả ra biển Hà Tĩnh phải nộp 500 triệu USD để khắc phục sự cố môi trường.

Thiệt hại về kinh tế là chi phí đầu tiên mà một doanh nghiệp có thể gặp phải. Tất cả những tác động về môi trường mà vượt ngưỡng cho phép (Nghị định, thông tư, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia…). Doanh nghiệp cần có biện pháp để kiểm soát các vấn đề nêu trên.

3.3 Tiêu chuẩn ISO 14001 là cơ sở tuân thủ yêu cầu pháp luật

Một số ngành nghề sản xuất có điều kiện doanh nghiệp phải áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015. Trong nghị định số 40:2019/NĐ-CP có dẫn chứng một số ngành như:

  • Sản xuất hóa chất, phân bón hóa học (trừ loại hình phối trộn); thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
  • Sản xuất pin, ắc quy.
  • Chế biến tinh bột sắn; bột ngọt; bia, rượu, cồn công nghiệp.

3.4 Đạt được chứng chỉ ISO 14001 giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh

Từ một số dẫn chứng trong phần 3.1 đến 3.3. Chúng ta đã thấy được lợi ích ISO 14001:2015 là gì. Một doanh nghiệp có cam kết với môi trường, tuân thủ các nghĩa vụ pháp luật. Từ đó sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh rõ rệt trong ngành. Ngoài ra một số lĩnh vực khi đạt được chứng chỉ ISO 14001 cũng là điểm cộng cho hồ sơ tham dự đấu thầu. Ví dụ (các doanh nghiệp thi công xây dựng, Các doanh nghiệp thi công cơ khí…).

Xem thêm: Các bài viết về tiêu chuẩn ISO 14001:2015

ISO 45001:2018 là gì và tất cả những điều bạn cần biết về tiêu chuẩn

 Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 là gì. Lịch sử phát triển của tiêu chuẩn. Lợi ích mang lại khi áp dụng hệ thống quản lý An toàn sức khỏe và nghề nghiệp. Sự giống nhau và khác nhau giữa ISO 45001 và OHSAS. Hướng dẫn bắt đầu áp dụng tiêu chuẩn.

1. Khái niệm về ISO 45001:2018 là gì

Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Hệ thống quản lý hoặc một phần của hệ thống quản lý được sử dụng để đạt được chính sách OH&S.

Giải thích: Tổng thể trong một hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Cũng giống như tiêu chuẩn ISO 9001 hướng tới mục tiêu chất lượng. ISO 14001 hướng tới mục tiêu giảm thiểu tác động tới môi trường. Thì ISO 45001 hướng tới đảm bảo an toàn cho người lao động, ngăn ngừa các đau ốm thương tật liên quan tới công việc.

iso 45001 là gì

2. Lợi ích của tiêu chuẩn ISO 45001

Trên thế giới mỗi ngày có hàng ngàn người lao động tử vong do tai nạn lao động hoặc bệnh tật liên quan đến công việc của họ. Lẽ ra con số sẽ giảm đi đáng kể nếu chúng ta có các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu những rủi ro đó. Tiêu chuẩn ISO 45001 được ra đời với mục tiêu nhằm cho tổ chức của bạn đạt được kết quả kỳ vọng.

  • Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp giúp bảo vệ những người lao động bao gồm: Chủ doanh nghiệp, nhà quản lý. Nhân viên chính thức và thời vụ. Các nhà thầu hoạt động trong phạm vi trách nhiệm của tổ chức.
  • Tiêu chuẩn cũng yêu cầu tổ chức xác định rõ các nghĩa vụ cần tuân thủ (Luật pháp và các bên quan tâm). Từ đó đánh giá sự tuân thủ để đảm bảo đáp ứng quy định pháp luật hiện hành.
  • Tăng năng suất lao động nhờ sức khỏe và niềm tin nơi người lao động được đảm bảo.
  • Thương hiệu và danh tiếng của Tổ chức cũng khẳng định đối với các bên quan tâm.

3. Lịch sử phát triển và bộ tiêu chuẩn ISO 45000

3.1 Lịch sử phát triển

ISO 45001 được xây dựng dựa trên OHSAS 18001 và hướng dẫn về An toàn vệ sinh lao động của Tổ chức lao động Quốc tế ILO.

  • Năm 1999 Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) ban hành tiêu chuẩn OHSAS 18001 phiên bản đầu tiên;
  • Năm 2007 ban hành phiên bản lần 2 OHSAS 18001;
  • Tháng 03 năm 2018 tiểu ban ISO / PC 283 ban hành tiêu chuẩn ISO 45001:2018.

Kết luận: Thời hạn chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001 là 3 năm kể từ ngày phiên bản 2018 được ban hành. Và do tình hình Covid-19 nên thời hạn kéo dài thêm đến tháng 09 năm 2021 (chi tiết tại website Iso.org

Mặc dù dựa trên tiêu chuẩn OHSAS 18001 để xây dựng. Tuy nhiên tổ chức nên sửa đổi tư duy tiếp cận tiêu chuẩn ISO 45001 nếu đã từng áp dụng OHSAS. Một vài điểm khác nhau để so sánh:

iso 45001là gì và so sánh với OHSAS

3.2 Bộ tiêu chuẩn liên quan

ISO 45001:2018 – Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Yêu cầu và hướng dẫn sử dụng

ISO PAS 45005:2020 – Quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Hướng dẫn chung để làm việc an toàn trong đại dịch Covid-19. Tài liệu áp dụng cho mọi loại hình tổ chức và quy mô:

  • Đã hoạt động trong suốt đại dịch.
  • Đang tiếp tục hoặc có kế hoạch tiếp tục hoạt động sau khi tạm ngưng một thời gian.
  • Doanh nghiệp mới và dự định hoạt động lần đầu tiên.

Tài liệu chia sẻ: Tiêu chuẩn ISO PAS 45005:2020 bản PDF.

4. Bắt đầu thực hiện tiêu chuẩn như thế nào

Nếu bạn là người mới tiếp cận một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý. Chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu một khóa đào tạo nhận thức chung về tiêu chuẩn ISO 45001:2018 là gì.

Trường hợp bạn đã từng tiếp cận các tiêu chuẩn khác như: ISO 9001 và ISO 14001. Thì cấu trúc tiêu chuẩn 10 điều khoản và một số thuật ngữ là tương đương. Bạn hoàn toàn có thể tiếp cận tiêu chuẩn thông qua các bài viết trong cùng chủ đề của Chúng tôi.

Quá trình triển khai thực hiện áp dụng tiêu chuẩn:

  • Phân tích các bên quan tâm và rủi ro và cơ hội về OH&S mà doanh nghiệp bạn sẽ phải giải quyết. Đưa ra các phương án để giải quyết các vấn đề đó.
  • Xác định phạm vi của hệ thống quản lý OH&S và các quá trình quan trọng trong hệ thống.
  • Thiết lập các biện pháp để kiểm soát các rủi ro và cơ hội OH&S.
  • Thực hiện các biện pháp đã hoạch định.
  • Đánh giá và xem xét hiệu lực và hiệu quả.
  • Cải tiến lại hệ thống trong điều kiện cho phép.

Kết luận: Như vậy bạn đã hiểu tổng quát về tiêu chuẩn ISO 45001 rồi phải không. Nếu gặp khó khăn gì trong quá trình áp dụng hãy để lời nhắn cho PAMV.

Bài viết cùng chuyên mục ISO 45001: Tại đây

Thứ Tư, 11 tháng 8, 2021

Chứng nhận hợp quy đá ốp lát nhân tạo

 Đá ốp lát nhân tạo đang thuộc nhóm gạch đá ốp lát theo quy định tạo QCVN 16:2019/BXD. Vì vậy, trước khi được lưu thông ra thị trường sản phẩm đá ốp lát nhân tạo cần được chứng nhận hơp quy. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ về chứng nhận hợp quy sản phẩm đá ốp lát nhân tạo.

I. Chứng nhận hợp quy đá ốp lát nhân tạo

1. Đá ốp lát nhân tạo là gì

Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ là sản phẩm được chế tạo từ cốt liệu đá tự nhiên, nhân tạo (silica, quartz, granite), chất kết dính hữu cơ, phụ gia và bột màu, tạo hình bằng phương pháp rung ép, có hút chân không sau đó gia nhiệt.

2. Chứng nhận hợp quy đá ốp lát nhân tạo

Chứng nhận hợp quy sản phẩm đá ốp lát nhân tạo là việc đánh giá, chứng nhận sản phẩm đá ốp lát nhân tạo phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD, được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận hợp quy.

II. Thủ tục cấp chứng nhận hợp quy đá ốp lát nhân tạo

1. Quy định về kĩ thuật

Đá ốp lát nhân tạo phải đáp ứng yêu cầu ở bảng sau:

hop-quy-da-op-lat-nhan-tao

2. Tổ chức chứng nhận hợp quy

  • Bộ xây dựng là đơn vị có chức năng chỉ định các tổ chức Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng.
  • Danh sách các tổ chức chứng nhận được cập nhật trên website của Bộ xây dựng. Danh sách cập nhật liên tục tại đây. 

3. Thủ tục chứng nhận

a) Đối với sản phẩm nhập khẩu

Nếu sản phẩm nhập với tần suất ít trong một năm: Doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức chứng nhận cho lô hàng (phương thức 7).

Đánh giá chứng nhận thông qua:

  • Thử nghiệm mẫu điển hình.
  • Đánh giá hồ sơ nhập khẩu (Hợp đồng, hóa đơn, danh mục hàng hóa…).

Nếu sản phẩm nhập tần suất nhiều lần trong năm: Doanh nghiệp nên lựa việc chứng nhận có giá trị 1 năm (phương thức 1). Doanh nghiệp sản xuất ở nước ngoài cần có chứng nhận ISO 9001.

Đánh giá chứng nhận thông qua:

  • Thử nghiệm mẫu điển hình.
  • Giám sát thông qua thử nghiệm sản phẩm mỗi lô nhập về.

b) Đối với sản phẩm đá ốp lát sản xuất trong nước

Giấy chứng nhận được cấp có giá trị 03 năm. Điều kiện chứng nhận là doanh nghiệp đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:

  • Thử nghiệm mẫu điển hình.
  • Đánh giá quá trình sản xuất (hệ thống đảm bảo chất lượng).
  • Giám sát định kỳ từ 09-1 tháng/1 lần: Bằng việc lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá quá trình sản xuất.

III. Công bố hợp quy sản phẩm đá ốp lát nhân tạo

Doanh nghiệp sau khi nhận được Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm đá ốp lát nhân tạo. Gửi hồ sơ công bố tại Sở xây dựng địa phương. Thành phần hồ sơ gồm có:

  • Bản công bố hợp quy theo mẫu (tại đây).
  • Đăng ký kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận hợp quy bản sao.
  • Kết quả thử nghiệm sản phẩm (nếu có).

Sau khi nhận được bản công bố hợp quy của doanh nghiệp. Sở xây dựng sẽ cấp phiếu tiếp nhận bản công bố hợp quy đá ốp lát nhân tạo.

Lưu ý: Phải thực hiện công bố hợp quy mới đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường.

Các bài viết liên quan: Chứng nhận hợp quy đá ốp lát tự nhiên.

Chứng nhận hợp quy gạch bê tông

 Theo QCVN 16:2019/BXD gạch bê tông thuộc “Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng”. Như vậy, doanh nghiệp cần có chứng nhận hợp quy gạch bê tông và công bố trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông ở thị trường.

I. Chứng nhận hợp quy gạch bê tông

1: Gạch bê tông là gì?

Gạch bê tông là sản phẩm được sản xuất từ hỗn hợp bê tông, bao gồm xi măng, cốt liệu, nước, có hoặc không có phụ gia khoáng và phụ gia hóa học.

2: Chứng nhận hợp quy gạch bê tông

Chứng nhận hợp quy sản phẩm gạch bê tông là việc đánh giá, chứng nhận sản phẩm gạch bê tông phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD, được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận hợp quy.

II. Thủ tục cấp chứng chỉ hợp quy gạch bê tông

1: Quy định về kĩ thuật đối với gạch bê tông

Theo QCVN 16:2019/BXD gạch bê tông phải đáp ứng:

  • Phụ lục I – Gạch bê tông 

chung-nhan-hop-quy-gach-be-tong

  • Bảng I – Cường độ chịu nén, độ hút nước và độ thấm nước của gạch bê tông

hop-quy-gach-be-tong

2: Thủ tục chứng nhận 

a) Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.

  • Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 1 không quá 01 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khu.
  • Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm.
  • Phương thức này áp dụng đi với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bi cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.

b) Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

  • Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 là không quá 03 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
  • Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.

c) Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

  • Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa.

III. Tổ chức cấp chứng chỉ hợp quy sản phẩm gạch bê tông

1: Tổ chức chứng nhận hợp quy.

  • Là tổ chức có năng lực chứng nhận sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN16:2019/BXD. Tổ chức chứng nhận hợp quy phải có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP và được Bộ Xây dựng chỉ định hoặc thừa nhận.
  • Tổ chức thử nghiệm là tổ chức có năng lực thử nghiệm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD. Tổ chức thử nghiệm phải có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP, Nghị định số 62/2016/NĐ-CP và được Bộ Xây dựng chỉ định. hoặc thừa nhận.

2: Thủ tục công bố hợp quy

Doanh nghiệp sau khi nhận được Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm gạch bê tông. Gửi hồ sơ công bố tại Sở xây dựng địa phương. Thành phần hồ sơ gồm có:

  • Bản công bố hợp quy theo mẫu (tại đây).
  • Đăng ký kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận hợp quy bản sao.
  • Kết quả thử nghiệm sản phẩm (nếu có).

Sau khi nhận được bản công bố hợp quy của doanh nghiệp. Sở xây dựng sẽ cấp phiếu tiếp nhận bản công bố hợp quy gạch gạch bê tông.

Lưu ý: Phải thực hiện công bố hợp quy mới đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường.

Công ty tư vấn ISO Quốc tế PAMV hỗ trợ:

  • Chứng nhận ISO cho doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
  • Chứng nhận hợp quy sản phẩm gạch gốm ốp lát
  • Soạn hồ sơ công bố hợp quy

PAMV cung cấp dịch vụ tư vấn chứng nhận hợp quy gạch bê tôngtheo QCVN 16:2019/BXD và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp sau công bố.

Bài viết liên quan : Chứng nhận hợp quy gạch ốp lát

Thứ Hai, 9 tháng 8, 2021

Điểm kiểm soát tới hạn (CCP) là gì?

 Bạn đang tìm hiểu điểm kiểm soát tới hạn (CCP) là gì. Cách xác định CCP khi phân tích mối nguy, những dấu hiệu nhận biết. Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ vấn đề cực kỳ quan trọng trong HACCP và ISO 22000:2018 này nhé.

1. Điểm kiểm soát tới hạn là gì

Critical Control Point là: Bước trong quá trình tại đó áp dụng các biện pháp kiểm soát để ngăn ngừa hoặc giảm mối nguy đáng kể về an toàn thực phẩm đến mức chấp nhận được và xác định được giới hạn tới hạn. Việc đo lường có thể dẫn đến áp dụng sự khắc phục. 

Ví dụ: Trong quá trình sản xuất bánh mỳ. Chúng ta cần trải qua 3 bước nhào bột, nướng bánh và đóng gói. Để bánh chín có mùi vị đặc trưng và không gây đau bụng cho người sử dụng cần bước nướng bánh. Bước này làm tiêu diệt các vi sinh vật tồn tại trong bột hoặc quá trình sơ chế. Mà công đoạn trước và sau đó không thể giải quyết được mối nguy đã nhận diện.

Kết luận: Bước nướng bánh chính là CCP kiểm soát mối nguy vi sinh vật.

điểm kiểm soát tới hạn

Xem thêm: Mối nguy an toàn thực phẩm là gì?

2.Cách xác định điểm kiểm soát tới hạn

Sử dụng biểu đồ quyết định hình cây (critical control point decision tree) để quyết định xem đó có phải là CCP hay không. Bằng cách trả lời 4 câu hỏi:

  • Câu hỏi 1: Có biện pháp kiểm soát phòng ngừa mối nguy hay không?
  • Câu hỏi 2: Bước chế biến này có được thiết kế để loại trừ hoặc giảm khả năng xảy ra mối nguy xuống tới mức chấp nhận được hay không?
  • Câu hỏi 3: Liệu sự nhiễm bẩn do các mối nguy đã được xác định vượt quá mức có thể chấp nhận hay có thể tăng đến mức không thể chấp nhận được không?

  • Câu hỏi 4: Bước chế biến tiếp theo có loại bỏ mối nguy đã được xác định hay làm giảm khả năng của chúng xuống tới mức chấp nhận được không.

Biểu đồ quyết định hình cây để xác định CCP

Trở lời cho ví dụ tại phần 1 để quyết định xem công đoạn nướng bánh có phải là CCP cho mối nguy vi sinh vật.

  • Câu hỏi 1: Có.
  • Câu hỏi 2: Có (vì khi gia nhiệt ở nhiệt độ  ≥ 100 độ C trong khoảng thời gian nhất định, các vi sinh vật gây hại sẽ bị tiêt diệt).

Kết luận: Công đoạn nướng bánh chính là CCP.

3. Dấu hiệu nhận biết đó là CCP

Mặc dù để xác định CCP cần thực hiện phân tích mối nguy theo tiêu chuẩn ISO 22000. Tuy nhiên dựa trên kinh nghiệm thực tế, hướng dẫn áp dụng của tiêu chuẩn ISO 22004. Hướng dẫn của các nước phát triển trên thế giới. Chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán các CCP đó thông qua những thông tin:

  • Theo Cơ quan thanh tra thực phẩm Canada thì Critical Control Point thường xuất hiện tại công đoạn: Nấu nướng (gia nhiệt), làm mát, công thức phối trộn, thanh trùng, sàng lọc…

vi du diem kiem soat toi han ccp

(xem bài viết tại đây)

  • Biện pháp kiểm soát áp dụng ở CCP thưng được theo dõi qua các phép đo hóa hoặc lý như độ pH, thời gian, nhiệt độ… (điều khoản 5.9.4 ISO 22004:2015). Như vậy những công đoạn nào có những thông số trên thường xuất hiện CCP.
  • Các mối nguy như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau củ quả, dư lượng kháng sinh trong thịt. Thì công đoạn tiếp nhận nguyên liệu thường là điểm cần phải kiểm soát.

Chúng ta đã nhận biết được các công đoạn cần phải kiểm soát rồi. Làm thế nào để kiểm soát các mối nguy đó trong ngưỡng an toàn. Lúc này cần xác định được các giới hạn tới hạn đó là gì?

Bài viết liên quan: Giới hạn tới hạn là gì? Tổng hợp các bài viết về ISO 22000:2018

Chứng nhận ISO 9001:2015 và 10 bước đánh giá Hệ thống Quản lý Chất lượng

  Chứng nhận ISO 9001  dành cho những đối tượng nào, 10 bước thủ tục tóm lược bạn cần biết. Thời gian và Chi phí mới nhất 2021. PAMV giúp gì...