Thứ Năm, 11 tháng 11, 2021

Chứng nhận ISO 9001:2015 và 10 bước đánh giá Hệ thống Quản lý Chất lượng

 Chứng nhận ISO 9001 dành cho những đối tượng nào, 10 bước thủ tục tóm lược bạn cần biết. Thời gian và Chi phí mới nhất 2021. PAMV giúp gì được cho doanh nghiệp của Bạn.

1. Chứng nhận ISO 9001 dành cho những đối tượng nào?
Điều đầu tiên bạn cần biết đó là: Tiêu chuẩn ISO 9001 là dành cho bạn

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng được tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ban hành phù hợp:

  • Mọi lĩnh vực hoạt động: Nông nghiệp, xây dựng, sản xuất, thương mại – Dịch vụ, y tế, giáo dục…
  • Mọi loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty Cổ phần, Công ty TNHH…
  • Mọi quy mô doanh nghiệp: Tập đoàn lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ…
Xem thêm: Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO

[​IMG]

2. Chứng chỉ ISO giúp gì được cho Bạn
  • Có thể bạn đang băn khoăn tại sao khách hàng yêu cầu bạn đạt được giấy chứng chỉ ISO 9001.
  • Bạn đang có một hồ sơ đấu thầu và nhà thầu yêu cầu ISO 9001:2015
  • Hay chỉ đơn giản Bạn muốn cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình cùng cấp.
Cũng giống như bạn hơn 1 triệu doanh nghiệp trên 170 Quốc Gia trên thế giới cần ISO 9001:2015. Sử dụng ISO 9001 đảm bảo mang đến cho Khách hàng chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhất quán, ổn định. Từ đó mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Xem thêm: ISO 9001 là gì và những lợi ích thiết thực cụ thể

3. Có được giấy chứng nhận ISO 9001 bằng cách nào
Có hai giai đoạn bạn có thể hiểu tóm tắt như sau

  • Giai đoạn 1: Xây dựng, vận hành và áp dụng ISO 9001
  • Giai đoạn 2: Đánh giá và cấp chứng chỉ ISO
Giai đoạn 1: Xây dựng, vận hành và áp dụng ISO 9001
  • Bạn cần hiểu rõ các khái niệm, thuật ngữ và định nghĩa trong tiêu chuẩn ISO 9000:2015
  • Hiểu rõ các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO: Xem các điều khoản ISO 9001
Cách thức viết quy trình ISO chuẩn mực: Hướng dẫn viết quy trình ISO khoa học và chi tiết

Giai đoạn 2: Đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 9001
Mỗi tổ chức cấp giấy chứng chỉ ISO 9001 (Quốc tế hay tại Việt Nam) sẽ ban hành một quy trình đánh giá khác nhau. Nhưng tất cả đều phải tuân thủ hướng dẫn tại tiêu chuẩn ISO/IEC 17021-1:2015 – Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và cấp chứng nhận HTQL- Phần – Các yêu cầu.

Tư vấn ISO Quốc tế PAMV xin được tóm lược lưu đồ 10 bước đánh giá như sau:

[​IMG]

Đăng ký chứng nhận ISO 9001
Khi doanh nghiệp bạn đã hoàn thiện việc xây dựng và vận hành ISO. Bạn hoàn toàn có thể liên hệ với các Tổ chức Chứng nhận ISO để nhận báo giá dịch vụ. Nếu chi phí và các thỏa thuận phù hợp hai bên tiến hành ký kết hợp đồng đánh giá chứng nhận.

Trường hợp chưa xây dựng và áp dụng ISO bạn có thể tham khảo các bài viết sau đây.

Tổ chức chứng nhận sẽ gửi cho doanh nghiệp 1 phiếu đăng ký (Application for Certification) với các thông tin gồm có:

  • Tên tổ chức đăng ký chứng nhận;
  • Địa chỉ;
  • Người liên hệ;
  • Tiêu chuẩn đăng ký;
  • Lĩnh vực đăng ký;
  • Địa điểm hoạt động ;
  • Tổng số lượng nhân viên;
  • Điều khoản loại trừ (nếu có).
Doanh nghiệp sẽ điền toàn bộ thông tin trong phiếu đăng ký chứng nhận ISO gửi kèm Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy phép đăng ký kinh doanh + Bản mềm Sổ tay chất lượng, Quy trình tài liệu ISO…

Lưu ý: Danh sách cá tổ chức Chứng nhận ISO tại Việt nam Đăng tải trên Website của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường Chất lượng (tcvn.gov.vn). Chứng chỉ ISO được cấp bởi tổ chức không có trong danh sách ở đó có thể bạn đang sử dụng một chứng nhận chưa hợp pháp.

Chuẩn bị đánh giá
Trường hợp thông tin đăng ký đã đầy đủ. Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành:

  • Thành lập đoàn đánh giá đủ năng lực theo lĩnh vực dự kiến Chứng nhận.
  • Đoàn đánh giá lập kế hoạch đánh giá chi tiết và gửi thông tin cho doanh nghiệp được biết.
Đánh giá chứng nhận ISO 9001
Thông thường hoạt động đánh giá chứng nhận ISO 9001 nói riêng. Và chứng nhận ISO 14001ISO 22000… đều trải qua hai giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (Đánh giá sơ bộ): Xem xét hệ thống tài liệu của khách hàng; sự hiểu biết về tiêu chuẩn và các yêu cầu liên quan khác; đưa ra trọng tâm cho quá trình thực hiện đánh giá giai đoạn 2.
  • Giai đoạn 2 (Đánh giá Chứng nhận): Xác nhận tính hiệu lực Hệ thống quản lý của khách hàng nhằm đưa ra cơ sở để ra quyết định cấp Giấy chứng nhận.
Thời gian đánh giá chứng nhận phụ thuộc vào quy mô và số lượng nhân sự của Khách hàng. Các tổ chức chứng nhận ISO thường sử dụng hướng dẫn IAF MD5:2019 để xác định ngày công đánh giá (Audit Time).

[​IMG]

Sau khi hoàn thiện việc đánh giá với các phát hiện đánh giá được tạo lập:

  • Sự phù hợp: Sự đáp ứng một yêu cầu.
  • Sự không phù hợp (NC): Sự không đáp ứng một yêu cầu.
  • Khuyến nghị: Đó là những phát hiện chưa có cơ sở để kết luận là sự không phù hợp. Hoặc dựa trên kinh nghiệm của chuyên gia đánh giá đó là khuyến nghị để doanh nghiệp cải tiến.
Tài liệu liên quan: Hướng dẫn MD5 mới nhất của IAF về tính ngày công đánh giá chứng nhận ISO.

Khắc phục và thẩm tra hành động khắc phục sau đánh giá chứng nhận ISO
Với những phát hiện đánh giá là Sự không phù hợp: Doanh nghiệp cần thực hiện hành động khắc phục và gửi báo cáo hành động khắc phục cho Tổ chức Chứng nhận ISO.

Nếu không có NC nào được tạo lập thì tiến hành sang giai đoạn Cấp giấy chứng nhận ISO.

Dự thảo Chứng chỉ và quyết định cấp
Tổ chức Chứng nhận dự thảo giấy chứng nhận và gửi cho doanh nghiệp kiểm tra xác nhận thông tin bằng Email trước khi in giấy chứng nhận.

Xác nhận dự thảo
Doanh nghiệp xác nhận các thông tin trên giấy chứng nhận đặc biệt lưu ý:

  • Tên doanh nghiệp.
  • Địa chỉ đăng ký kinh doanh, địa điểm Chứng nhận.
  • Phạm vi chứng nhận.
Tất cả các nội dung được xác nhận qua Email tránh thông tin bị sai sót.

Cấp chứng chỉ ISO 9001
Tổ Chức chứng nhận ra quyết định cấp giấy chứng nhận và công văn sử dụng dấu Chứng nhận:

  • Cấp giấy chứng nhận ISO có có hiệu lực tối đa là 03 năm kể từ ngày ký.
  • Doanh nghiệp sử dụng dấu Chứng nhận quảng bá trong website, hồ sơ năng lực, phương tiện truyền thông…
  • Không được chuyển nhượng giấy chứng nhận cho bên thứ 3.
Thanh quyết toán chi phí
  • Hai bên tiến hành thanh toán Chi phí chứng nhận theo thỏa thuận và tránh nhiệm trong hợp đồng kinh tế đã ký.
  • Tổ chức Chứng nhận trao Chứng chỉ và xuất hóa đơn tài chính hợp lệ cho doanh nghiệp.
Đánh giá giám sát duy trì chứng nhận ISO
Trong thời hạn hiệu lực của của giấy chứng nhận. Hàng năm (12 tháng/1 lần) Tổ chức Chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ.

Đánh giá chứng nhận lại và đánh giá đặc biệt
Trước khi giấy chứng nhận hết hiệu lực 3 năm. Tổ chức Chứng nhận tiến hành đánh giá chứng nhận lại và cấp mới giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.

Trong suốt chu kỳ Chứng nhận, nếu doanh nghiệp có nhu cầu đánh giá mở rộng phạm vi chứng nhận hoặc thu hẹp phạm vi Chứng nhận. Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá như thủ tục đánh giá giám sát.

4. Chứng nhận ISO 9001- Thời gian và chi phí như thế nào
[​IMG]

Đây luôn là câu hỏi mà 90% các doanh nghiệp cần làm rõ khi lựa chọn Tổ chức tư vấn – Chứng nhận ISO 9001

Thời gian cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015
Không có một khoảng thời gian ước lượng chính xác là bao lâu nhưng:

  • Bạn đã áp dụng ISO xong giai đoạn 1 và chỉ cần đánh giá cấp chứng chỉ: Có thể chỉ mất 07-10 ngày sau ngày đánh giá chính thức. Thời gian sẽ rất nhanh chóng nếu bạn lựa chọn tổ chức chứng nhận thủ tục không rườm rà.
  • Bạn đang bắt đầu cho giai đoạn 1 nhưng vẫn cần quan tâm tiến độ: Nếu quy mô nhỏ và phạm vi hẹp thời gian sẽ được rút gọn.
Chi phí chứng nhận ISO là bao nhiêu
Báo giá dựa vào việc tính ngày công của

  • Chi phí tư vấn (đào tạo và xây dựng hệ thống tài liệu, đào tạo đánh giá viên nội bộ…)
  • Chi phí ngày công chuyên gia đánh giá + chi phí đi lại và thẩm xét cấp chứng chỉ
Xem thêm: Hoạch toán chi phí chứng nhận.

PAMV vẫn luôn khuyến nghị khách hàng rằng ngoài thời gian và chi phí: Hãy quan tâm thêm tính hợp pháp của Giấy Chứng chỉ ISO 9001 đạt được và những lợi ích khi áp dụng một phần ISO trong công việc của Bạn.

5. PAMV cung cấp dịch vụ Tư vấn chứng nhận ISO 9001
Đội ngũ chuyên gia của PAMV có năng lực và kinh nghiệm:

  • 100% hoàn thành các khóa đào tạo chuyên gia đánh giá trưởng ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000…
  • Kinh nghiệm công tác lớn hơn 05 năm cho mỗi tiêu chuẩn.
  • Đã từng làm việc trong các tổ chức Chứng nhận nên Chúng tôi thấu hiểu những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi áp dụng ISO.

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2021

Hạch toán Chi phí chứng nhận ISO 9001 chi tiết

 Bạn đang tìm kiếm chi phí chứng nhận ISO 9001 tiết kiệm và vẫn đáp ứng quy định pháp luật. Bạn đang tham khảo báo giá của một vài tổ chức và băn khoăn chưa biết lựa chọn như thế nào. Với kinh nghiệm làm việc và cộng tác với các Tổ chức Chứng nhận. PAMV khuyến nghị bạn nên làm rõ 2 vấn đề dưới đây.


I. Tình trạng và nhu cầu của doanh nghiệp
1.Tình trạng của doanh nghiệp
Khi bạn hỏi báo phí của tổ chức Chứng nhận ISO. Họ sẽ cần bạn giải quyết 2 câu hỏi:

a) Doanh nghiệp bạn đã xây dựng và áp dụng ISO hay chưa?
  • Tổ chức đã đào tạo nhận thức chung về tiêu chuẩn.
  • Xây dựng và ban hành áp dụng ISO.
  • Đã thực hiện đánh giá nội bộ.
  • Hay hiện trạng chưa có gì cả.
Trả lời cho câu hỏi số 1: Bạn cần biết có 2 giai đoạn cho quá trình đạt được Chứng chỉ ISO 9001. Nếu bạn đã hoàn thành xong giai đoạn 1 chắc chắn báo giá sẽ giảm đi rất nhiều. Con số ước chừng được giảm có thể lên tới 60-70%.

  • Giai đoạn 1: Tư vấn xây dựng quy trình tài liệu theo ISO và thực hành áp dụng ISO. Để hiểu rõ chi tiết công việc cho giai đoạn này bạn đọc bài viết tại đây.
  • Giai đoạn 2: Đánh giá và cấp giấy Chứng nhận ISO 9001. Để hiểu rõ các công việc đánh giá chứng nhận. Bạn đọc bài viết 10 bước thực hiện công việc Chứng nhận ISO
[​IMG]

b) Quy mô của doanh nghiệp bạn như thế nào
  • Tổ chức có bao nhiêu phòng ban.
  • Số lượng nhân sự.
  • Lĩnh vực hoạt động là gì và
  • Có bao nhiêu địa điểm hoạt động.
Trả lời cho câu hỏi số 2: Bạn cần biết các Tổ chức Chứng nhận ISO đều báo giá dựa vào hướng dẫn chung của IAF là MD5 (ISO 9001; ISO 14001; ISO 45001…) hoặc ISO 22003 (ISO 22000). Nếu doanh nghiệp bạn có nhiều nhân sự, quy mô lớn và nhiều địa điểm thì giá sẽ cao hơn so với quy mô nhỏ. Trong thực tế các Tổ chức Chứng nhận cũng sẽ cân đối để đưa ra một con số hài hòa 2 bên.

Lưu ý: Trong khuôn khổ bài viết PAMV đưa ra một gợi ý chuẩn mực cho hoạt động Chứng nhận. Bởi ngoài chi phí bạn đã bỏ ra Bạn cũng cần biết Chứng chỉ đó có được thực hiện đúng quy trình đúng luật pháp. Vì vậy đừng chỉ quan tâm đến giá thành rẻ không thôi nhé.

2. Nhu cầu của doanh nghiệp
a) Chứng nhận ISO có giá trị hợp pháp tại Việt Nam
Bạn có nhu cầu tham gia đấu thầu, đưa Chứng chỉ vào hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất hoặc đơn giản chỉ cần quảng bá thương hiệu trong nước:

  • Tổ chức đó phải đăng ký hoạt động Chứng nhận theo nghị định 107:2016/NĐ-CP chi tiết tại đây
b) Chứng nhận ISO có hiệu lực Quốc tế
Chứng chỉ sử dụng cho hoạt động xuất khẩu giao thương Quốc tế. Hoặc Bạn cần một tổ chức Uy tín có thương hiệu trên thế giới:

  • Tổ chức chứng nhận được công nhận bởi một trong những đơn vị có tên trong diễn đàn công nhận Quốc tế IAF . Khi đó trên chứng chỉ sẽ có dấu của Tổ chức công nhận.
Để hiểu rõ cho về các Tổ chức Chứng nhận ISO Quốc tế. Bạn vui lòng xem bài viết: Tổ chức Chứng nhận ISO Quốc tế

II. Hoạch toán chi phí chứng nhận ISO
1.Chi phí tư vấn ISO
[​IMG]

Báo giá cấp chứng chỉ ISO có thể bao gồm một trong những hạng mục nêu trên. Tùy thuộc vào nhu cầu doanh nghiệp mà các Tổ chức tư vấn sẽ đưa ra một con số cụ thể. Ví dụ:

  • 8 ngày công x 2 triệu = 16 triệu Vnđ.
  • Chi phí đi lại cho 8 buổi x 0,5 triệu = 4 triệu Vnđ.
  • Chi phí lưu trú (nếu có).
Lưu ý: Con số trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi nếu lĩnh vực của khách hàng phức tạp hoặc yêu cầu chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực các con số trên có thể sẽ thay đổi.

2. Chi phí chứng nhận ISO 9001
a) Hạch toán ngày công của chuyên gia
Ngày công đánh giá được tính dựa vào quy mô và mức độ phức tạp loại hình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Theo hướng dẫn IAF MD5:2019, ví dụ:

  • Quy mô có 6-10 nhân sự thì số ngày công được tính là 2 ngày công. Với 2 triệu/1 ngày công thì chi phí đánh giá chứng nhận ISO được tính là 4 triệu đồng.
Xem chi tiết cách tính ngày công đánh giá tại bài viết: Chứng nhận ISO 9001

b) Chi phí đi lại và lưu trú
Chi phí đi lại của chuyên gia

  • Đối với 3 tỉnh thành phố như Hà Nội, Tp.HCM hoặc Đà Nẵng sẽ thấp hơn các tỉnh còn lại. Vì các chi nhánh của Tổ chức Chứng nhận thường đặt tại 3 địa điểm trên.
  • Phương tiện Taxi được sử dụng làm mẫu chuẩn tính toán báo giá.
Lưu trú

  • Được tính bằng giá thuê khách sạn có giá 300-500 ngàn đồng/ngày đêm hoặc phụ thuộc vào địa điểm thực tế.
  • Chi phí sinh hoạt ăn uống.
c) Thẩm định và cấp giấy chứng nhận
Đây là khoản thu để phục vụ in ấn hồ sơ, thẩm xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận. Tùy nhu cầu in số bản giấy chứng nhận ISO mà sẽ có một con số cụ thể.

  • Ví dụ bạn muốn in thêm một giấy chứng nhận: Giá in ấn một giấy chứng nhận ISO là 200.000 Vnđ.
d) Chi phí sử dụng dấu công nhận ISO
Như đã giới thiệu có 2 nhóm tổ chức chứng nhận ISO đã liệt kê ở trên. Nếu doanh nghiệp bạn chỉ có nhu cầu sử dụng trong thị trường Việt Nam:

  • Sử dụng nhóm 1 sẽ không mất chi phí sử dụng dấu công nhận (free).
  • Sử dụng nhóm 2 nếu có nhu cầu đưa sản phẩm và dịch vụ ra thị trường Quốc tế. Khi đó báo giá chứng nhận ISO sẽ cao hơn.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn nào cần giải đáp. Đừng ngần ngại để lại lời nhắn tới PAMV. Ngoài công việc hỗ trợ tư vấn chứng nhận ISO, Chúng tôi đồng hành cùng doanh nghiệp:

  • Công bố tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm theo nghị định 43:2017 về nhãn hàng hóa;
  • Tự công bố sản phẩm theo nghị định 15:2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm;
  • Soạn hồ sơ công bố hợp chuẩn, hợp quy;
  • Tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu và mã số mã vạch.

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

2 Bước tư vấn ISO 9001:2015 tóm lược đầy đủ và chi tiết

 Tóm lược 2 bước tư vấn ISO bài bản và chi tiết theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Thời gian thực hiện tư vấn ISO kéo dài bao lâu là phù hợp. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để hình dung tổng quát các vấn đề nêu trên nhé.

1. Triển khai tư vấn ISO 9001
Bước 1 tư vấn: thành lập ban ISO điều hành
Với những nhân sự đã có kinh nghiệm vận hành ISO 9001: Trưởng ban ISO, phó ban ISO, thư ký ISO …Bạn hoàn toàn có thể sử dụng người đó đó làm nhân sự chủ chốt cho ban ISO thực hiện công tác đào tạo nội bộ.

Để bổ sung kiến thức ISO tổ chức của bạn có thể tìm kiếm các khóa đào tạo từ các tổ chức tư vấn iso:

  • Nhận thức chung về tiêu chuẩn ISO (các khóa của PAMV);
  • Chuyên gia đánh giá nội bộ (các khóa của PAMV);
  • Đào tạo chuyên gia đánh giá trưởng hệ thống quản lý (danh sách các tổ chức đào tạo tại website tcvn.gov.vn).
Quyết định thành lập ban ISO: Lãnh đạo cao nhất ra quyết định thành lập ban ISO, thành viên trong ban ISO thông thường bao gồm:

a) Trưởng ban ISO
  • Lập kế hoạch;
  • Phân công nhân sự chịu trách nhiệm trong ban;
  • Giải trình với lãnh đạo cao nhất về hoạt động áp dụng HTQL trong doanh nghiệp;
  • Thành viên của đoàn đánh giá nội bộ.
b) Phó ban ISO
  • Hỗ trợ Trưởng ban theo dõi và giám sát công việc các thành viên trong ban;
  • Phụ trách các công việc khác theo sự phân công của trưởng ban;
  • Thành viên của đoàn đánh giá nội bộ.
c) Thư ký ban ISO
  • Đầu mối kết nối thông tin liên lạc giữa các thành viên trong ban.
  • Tổng hợp thông tin trong các cuộc họp để ban ISO báo cáo lãnh đạo
  • Thành viên của đoàn đánh giá nội bộ.
d) Thành viên ban ISO
  • Có thể là trưởng các bộ phận chuyên môn;
  • Biên soạn hệ thống tài liệu thuộc phòng ban phụ trách;
  • Giám sát và đôn đốc nhân sự tại phòng ban phụ trách;
  • Thành viên của đoàn đánh giá nội bộ.
Mẫu quyết định thành lập ban ISO

[​IMG]



Bước 2 giai đoạn tư vấn ISO 9001:2015: Xây dựng tài liệu và vận hành hệ thống
a) Đào tạo nhận thức chung về tiêu chuẩn ISO 9001
Mục đích: Nhân sự trong Công ty nhận thức được những nội dung bao gồm:

  • Hệ thống quản lý chất lượng là gì? Lịch sự hình thành và phát triển của tiêu chuẩn. Lợi ích mang lại khi áp dụng tiêu chuẩn.
  • Khái niệm cơ bản trong ISO 9001: Bối cảnh tổ chức, bên quan tâm, chính sách, mục tiêu, sự phù hợp, sự không phù hợp. Thông tin dạng văn bản, hành động khắc phục…
  • Những giá trị cốt lõi: 7 nguyên tắc quản lý chất lượng, tư duy rủi ro, chu trình PDCA;
  • Giới thiệu sơ lược ý nghĩa các điều khoản.
b) Biên soạn tài liệu ISO 9001
Mục đích: Xây dựng các quy trình, thủ tục hướng dẫn cho các quá trình đã xác định theo tiêu chuẩn và dựa trên thực trạng của doanh nghiệp

  • Xác định các quá trình trong hệ thống (mối tương tác giữa các quá trình).
  • Thống nhất cách đặt mã ký hiệu tài liệu, form các quy trình, biểu mẫu, hướng dẫn…
  • Phân công biên soạn tài liệu: Ban ISO phụ trách các quy trình hệ thống (kiểm soát thông tin dạng văn bản. Quy trình đánh giá nội bộ, quy trình hành động khắc phục…). Các bộ phận chức năng xây dựng tài liệu của bộ phận mình.
  • Biên soạn tài liệu đã được phân công
c) Đào tạo đánh giá viên nội bộ
Mục đích: Hướng dẫn kỹ năng cho các nhân sự trong ban ISO thực hiện đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 19011:2018 (tải tiêu chuẩn ISO 19011:2018)

  • Lập chương trình đánh giá;
  • Lập kế hoạch đánh giá;
  • Họp mở đầu;
  • Thực hiện đánh giá;
  • Báo cáo đánh giá;
  • Họp kết thúc.
d) Ban hành và phổ biến chính sách, mục tiêu và quy trình thủ tục
Ban hành hệ thống tài liệu

  • Lãnh đạo cao nhất phê duyệt chính thức các tài liệu đã được xây dựng.
Phân phối hệ thống tài liệu

  • Tài liệu được phân phối đến những phòng ban liên quan.
Phổ biến và hướng dẫn áp dụng hệ thống tài liệu đã được phê duyệt.

e) Đánh giá nội bộ việc áp dụng ISO 9001
Mục đích: Xác nhận hiệu lực việc áp dụng HTQL trong nội bộ tổ chức. Từ đó tìm ra các cơ hội cải tiến: sửa đổi hệ thống tài liệu, đưa ra hành động khắc phục…Cuộc đánh giá nội bộ cần thực hiện đảm bảo một số nguyên tắc:

  • Không tự đánh giá bộ phận/ phòng ban của mình;
  • Phản ánh công bằng;
  • Quyết định dựa trên bằng chứng.
Tài liệu liên quan: Mẫu kế hoạch đánh giá nội bộ

2. Thời gian thực hiện tư vấn ISO bao lâu?
Thời gian thực hiện tư vấn ISO 9001 có thể kéo dài 1-2 tháng cho đến 6 tháng hoặc 1 năm. Thời gian nhanh hay chậm phục thuộc vào:

  • Quy mô và mức độ phức tạp loại hình của doanh nghiệp: Một doanh nghiệp có nhiều sản phẩm/ dịch vụ; quy mô rộng (nhiều địa điểm, nhiều nhân sự) sẽ khác với doanh nghiệp chỉ có 1 sản phẩm/ dịch vụ và quy mô nhỏ (1 địa điểm, 5-10 nhân sự).
  • Kinh nghiệm làm việc của nhân sự trong hệ thống: Nhân sự đã từng làm việc trong các tổ chức áp dụng ISO sẽ khác so với nhân sự lần đầu tiếp cận tiêu chuẩn.
  • Tinh thần sẵn sàng hợp tác phối hợp: Khi phân công deadline cho viết biên soạn hệ thống tài liệu. Các bộ phận đều thiện chí phối hợp sẽ nhanh hơn so với việc bị delay.
Doanh nghiệp của bạn đang tìm hiểu đơn vị tư vấn Chứng nhận ISO ở Hà Nội và Hồ Chí Minh. Tại các tỉnh kinh tế phát triển phía bắc: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng…. Các tỉnh phía Nam: Bình Dương, Long An, Đồng Nai…

Đội ngũ nhân sự PAMV và mạng lưới cộng tác viên khắp cả nước sẽ giải quyết khó khăn của bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ Chúng tôi đang ở đây.

2 Bước tư vấn ISO 9001:2015 tóm lược đầy đủ và chi tiết

 Tóm lược 2 bước tư vấn ISO bài bản và chi tiết theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Thời gian thực hiện tư vấn ISO kéo dài bao lâu là phù hợp. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để hình dung tổng quát các vấn đề nêu trên nhé.

1. Triển khai tư vấn ISO 9001
Bước 1 tư vấn: thành lập ban ISO điều hành
Với những nhân sự đã có kinh nghiệm vận hành ISO 9001: Trưởng ban ISO, phó ban ISO, thư ký ISO …Bạn hoàn toàn có thể sử dụng người đó đó làm nhân sự chủ chốt cho ban ISO thực hiện công tác đào tạo nội bộ.

Để bổ sung kiến thức ISO tổ chức của bạn có thể tìm kiếm các khóa đào tạo từ các tổ chức tư vấn iso:

  • Nhận thức chung về tiêu chuẩn ISO (các khóa của PAMV);
  • Chuyên gia đánh giá nội bộ (các khóa của PAMV);
  • Đào tạo chuyên gia đánh giá trưởng hệ thống quản lý (danh sách các tổ chức đào tạo tại website tcvn.gov.vn).
Quyết định thành lập ban ISO: Lãnh đạo cao nhất ra quyết định thành lập ban ISO, thành viên trong ban ISO thông thường bao gồm:

a) Trưởng ban ISO
  • Lập kế hoạch;
  • Phân công nhân sự chịu trách nhiệm trong ban;
  • Giải trình với lãnh đạo cao nhất về hoạt động áp dụng HTQL trong doanh nghiệp;
  • Thành viên của đoàn đánh giá nội bộ.
b) Phó ban ISO
  • Hỗ trợ Trưởng ban theo dõi và giám sát công việc các thành viên trong ban;
  • Phụ trách các công việc khác theo sự phân công của trưởng ban;
  • Thành viên của đoàn đánh giá nội bộ.
c) Thư ký ban ISO
  • Đầu mối kết nối thông tin liên lạc giữa các thành viên trong ban.
  • Tổng hợp thông tin trong các cuộc họp để ban ISO báo cáo lãnh đạo
  • Thành viên của đoàn đánh giá nội bộ.
d) Thành viên ban ISO
  • Có thể là trưởng các bộ phận chuyên môn;
  • Biên soạn hệ thống tài liệu thuộc phòng ban phụ trách;
  • Giám sát và đôn đốc nhân sự tại phòng ban phụ trách;
  • Thành viên của đoàn đánh giá nội bộ.
Mẫu quyết định thành lập ban ISO

[​IMG]



Bước 2 giai đoạn tư vấn ISO 9001:2015: Xây dựng tài liệu và vận hành hệ thống
a) Đào tạo nhận thức chung về tiêu chuẩn ISO 9001
Mục đích: Nhân sự trong Công ty nhận thức được những nội dung bao gồm:

  • Hệ thống quản lý chất lượng là gì? Lịch sự hình thành và phát triển của tiêu chuẩn. Lợi ích mang lại khi áp dụng tiêu chuẩn.
  • Khái niệm cơ bản trong ISO 9001: Bối cảnh tổ chức, bên quan tâm, chính sách, mục tiêu, sự phù hợp, sự không phù hợp. Thông tin dạng văn bản, hành động khắc phục…
  • Những giá trị cốt lõi: 7 nguyên tắc quản lý chất lượng, tư duy rủi ro, chu trình PDCA;
  • Giới thiệu sơ lược ý nghĩa các điều khoản.
b) Biên soạn tài liệu ISO 9001
Mục đích: Xây dựng các quy trình, thủ tục hướng dẫn cho các quá trình đã xác định theo tiêu chuẩn và dựa trên thực trạng của doanh nghiệp

  • Xác định các quá trình trong hệ thống (mối tương tác giữa các quá trình).
  • Thống nhất cách đặt mã ký hiệu tài liệu, form các quy trình, biểu mẫu, hướng dẫn…
  • Phân công biên soạn tài liệu: Ban ISO phụ trách các quy trình hệ thống (kiểm soát thông tin dạng văn bản. Quy trình đánh giá nội bộ, quy trình hành động khắc phục…). Các bộ phận chức năng xây dựng tài liệu của bộ phận mình.
  • Biên soạn tài liệu đã được phân công
c) Đào tạo đánh giá viên nội bộ
Mục đích: Hướng dẫn kỹ năng cho các nhân sự trong ban ISO thực hiện đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 19011:2018 (tải tiêu chuẩn ISO 19011:2018)

  • Lập chương trình đánh giá;
  • Lập kế hoạch đánh giá;
  • Họp mở đầu;
  • Thực hiện đánh giá;
  • Báo cáo đánh giá;
  • Họp kết thúc.
d) Ban hành và phổ biến chính sách, mục tiêu và quy trình thủ tục
Ban hành hệ thống tài liệu

  • Lãnh đạo cao nhất phê duyệt chính thức các tài liệu đã được xây dựng.
Phân phối hệ thống tài liệu

  • Tài liệu được phân phối đến những phòng ban liên quan.
Phổ biến và hướng dẫn áp dụng hệ thống tài liệu đã được phê duyệt.

e) Đánh giá nội bộ việc áp dụng ISO 9001
Mục đích: Xác nhận hiệu lực việc áp dụng HTQL trong nội bộ tổ chức. Từ đó tìm ra các cơ hội cải tiến: sửa đổi hệ thống tài liệu, đưa ra hành động khắc phục…Cuộc đánh giá nội bộ cần thực hiện đảm bảo một số nguyên tắc:

  • Không tự đánh giá bộ phận/ phòng ban của mình;
  • Phản ánh công bằng;
  • Quyết định dựa trên bằng chứng.
Tài liệu liên quan: Mẫu kế hoạch đánh giá nội bộ

2. Thời gian thực hiện tư vấn ISO bao lâu?
Thời gian thực hiện tư vấn ISO 9001 có thể kéo dài 1-2 tháng cho đến 6 tháng hoặc 1 năm. Thời gian nhanh hay chậm phục thuộc vào:

  • Quy mô và mức độ phức tạp loại hình của doanh nghiệp: Một doanh nghiệp có nhiều sản phẩm/ dịch vụ; quy mô rộng (nhiều địa điểm, nhiều nhân sự) sẽ khác với doanh nghiệp chỉ có 1 sản phẩm/ dịch vụ và quy mô nhỏ (1 địa điểm, 5-10 nhân sự).
  • Kinh nghiệm làm việc của nhân sự trong hệ thống: Nhân sự đã từng làm việc trong các tổ chức áp dụng ISO sẽ khác so với nhân sự lần đầu tiếp cận tiêu chuẩn.
  • Tinh thần sẵn sàng hợp tác phối hợp: Khi phân công deadline cho viết biên soạn hệ thống tài liệu. Các bộ phận đều thiện chí phối hợp sẽ nhanh hơn so với việc bị delay.
Doanh nghiệp của bạn đang tìm hiểu đơn vị tư vấn Chứng nhận ISO ở Hà Nội và Hồ Chí Minh. Tại các tỉnh kinh tế phát triển phía bắc: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng…. Các tỉnh phía Nam: Bình Dương, Long An, Đồng Nai…

Đội ngũ nhân sự PAMV và mạng lưới cộng tác viên khắp cả nước sẽ giải quyết khó khăn của bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ Chúng tôi đang ở đây.

Chứng nhận ISO 9001:2015 và 10 bước đánh giá Hệ thống Quản lý Chất lượng

  Chứng nhận ISO 9001  dành cho những đối tượng nào, 10 bước thủ tục tóm lược bạn cần biết. Thời gian và Chi phí mới nhất 2021. PAMV giúp gì...